'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Góc khuất 'đau đớn'

'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học: Góc khuất 'đau đớn'

Nhiều chuyên gia cung cấp câu chuyện về góc khuất 'đau đớn' sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài 'Thị trường ngầm' mua bán bài báo khoa học.

Ngay sau khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài “Thị trường ngầm” mua bán bài báo khoa học, chúng tôi được cung cấp thêm rất nhiều câu chuyện từ các nghiên cứu sinh, nhà khoa học về góc khuất “đầy đau đớn” lâu nay trong giới nghiên cứu. Đồng thời, họ lên tiếng “kêu cứu” cho nền học thuật của nước nhà.

Muôn kiểu ra giá

Ông N.T, giảng viên trường ĐH K. tại TP.HCM, kể: “Cách đây chưa lâu, tôi và một đồng tác giả có gửi bài cho tạp chí E.M, một tạp chí uy tín về kinh tế được xếp hạng của nhà xuất bản lớn có tên T.F. Vì tin tưởng đây là nhà xuất bản lớn và tạp chí lớn nên chúng tôi rất kỳ vọng. Tuy nhiên, sau khi nhận bài, tạp chí này đã từ chối đăng.

Vài hôm sau, họ gửi email cho tôi ngỏ ý chuẩn bị ra một ấn phẩm đặc biệt nhưng vì không có tài trợ nên nếu tôi muốn đăng thì hãy đóng phí 2.500 USD. Tôi liên hệ hỏi ý kiến đồng tác giả và cùng quyết định không đăng bài. Chúng tôi nhất trí phải đấu tranh tới cùng nên đã viết email gửi thẳng đến nhà xuất bản, khiếu nại vì sao lại có chuyện trả phí vô lý này. Rất may, vì đây là nhà xuất bản có tiếng tăm nên họ đã làm việc với tổng biên tập tạp chí và thay người điều hành khác. Còn bài báo, chúng tôi đã gửi và được đăng ở một tạp chí khác có xếp hạng cao hơn mà không phải trả đồng nào”.

Câu chuyện không chỉ có thế. Ông N.T cho biết rất kinh ngạc khi sau này biết thêm thông tin là vị tổng biên tập của tạp chí này có hợp đồng thỏa thuận với một trường ĐH lớn ở TP.HCM, theo đó mỗi bài mà trường này đăng phải trả 1.500 USD.

Một nhà nghiên cứu khác đang công tác tại một trường ĐH cho biết trường cũng đang khuyến khích các bài báo xuất bản quốc tế và từ năm 2019 thì mức thưởng cho các bài báo Q1, Q2, Q3 (chỉ số xếp hạng) và Scopus (cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) tăng lên rất đáng kể, với mức hàng trăm triệu đồng cho bài Q1.

“Chính điều này khiến một số anh em đã bất chấp để đăng bài, thậm chí họ đóng hàng ngàn đô la, vì nghĩ rằng một khi bài được đăng, số tiền thưởng sẽ gấp nhiều lần số tiền bỏ ra ban đầu. Thời gian đăng bài chỉ trên dưới 1 tháng. Thật chua xót và lãng phí khi nhà trường phải chi số tiền thưởng lớn cho các công trình xuất bản dỏm như thế. Vài người trong số họ đang là giáo sư, phó giáo sư, nhưng công trình xuất bản của họ vẫn đăng trên các tạp chí kém chất lượng”, nhà nghiên cứu này nói.

ĐỌC TIẾP

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Contact Me on Zalo